Cây tiền hồ còn được gọi là quy nam, thổ đương quy, tử hoa tiền hồ, sạ hương thái,... Theo Đông y tiền hồ có vị cay, đắng, tính hơi hàn. có tác dụng tán phong nhiệt, chỉ khái và tiêu đờm. Tiền hồ được sử dụng để điều trị chứng ho khan, ho có đờm do viêm phế quản, cảm lạnh, cảm cúm, viêm amidan, viêm họng và một số bệnh lý khác ở cơ quan hô hấp trên. Chi tiết tham khảo về công dụng của vị thuốc tiền hồ được chia sẻ bên dưới.
Tiền hồ là cây gì?
Tên gọi khác: Quy nam, thổ đương quy, tử hoa tiền hồ, sạ hương thái, thổ dương quỳ,…
Tên khoa học: Angelica decursiva
Họ: Hoa tán (danh pháp khoa học: Apiaceae)
Cây tiền hồ mọc nhiều ở Hàng Châu, An Huy, Phúc Kiến, Thiểm Tây, Quảng Châu,… tại Trung Quốc. Ngoài ra hiện nay đã phát hiện tiền hồ ở...
Cây ngân hạnh hay còn gọi là cây bạch quả, áp cước tử, công tôn thụ,... có tác dụng ích khí, ấm phổi, điều trị hen suyễn, hạ đờm, tiêu độc sát trùng. Trong Đông y Ngân hạnh thường được sử dụng để điều trị viêm phế quản mạn tính, lao phổi, di tinh, đắt dắt, bạch đới,… chi tiết tham khảo về công dụng của cây ngân hạnh được chia sẻ bên dưới.
Ngân hạnh là cây gì?
Tên gọi khác: Bạch quả, Áp cước tử, Công tôn thụ
Tên khoa học: Ginkgo biloba L.
Họ: Bạch quả – Ginkgoaceae
Cây Ngân hạnh có nguồn gốc ở Trung Quốc. Một số lượng nhỏ Ngân hạnh cũng được tìm thấy ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên.
Tại Việt Nam chưa tìm thấy cây Ngân hạnh, dược liệu được nhập từ Trung Quốc.
Hạt quả Ngân hạnh chín được sử dụng để làm thuốc. Khi...
Cây trâm bầu còn được gọi là cây chưng bầu, chưn bầu, tim bầu,... Lá, rễ và hạt của cây trâm bầu được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh thường được nhân dân sử dụng để trị giun sán, giun kim, tiêu chảy, phong thấp và sốt rét rừng. Ngoài ra theo một số nghiên cứu khoa học, hạt trâm bầu còn có tác dụng lợi mật, kháng khuẩn, lợi tiểu và ức chế tế bào ung bướu. Chi tiết tham khảo bên dưới.
Trâm bầu là cây gì?
Tên gọi khác: Săng kê, Chưng bầu, Chưn bầu, Tim bầu, Song re.
Tên khoa học: Combretum qualrangulare
Họ: Bàng (danh pháp khoa học: Combretaceae)
Trâm bầu có nguồn gốc từ các nước Đông Dương (Campuchia, Lào và Việt Nam). Cây ưa mọc ở các vùng đất phèn, nước mặn và vùng nước ngọt. Nhân dân thường trồng cây để lấy củi, ít nơi trồng trâm bầu để...
Rau càng cua còn được gọi là rau tiêu, đơn kim, cương hoa thảo,… Theo các tài liệu Đông y, rau càng cua có vị đắng và tính bình không chỉ được biết đến như một loại rau ăn quen thuộc mà còn có nhiều công dụng trong điều trị bệnh. Cây có tác dụng thanh nhiệt, khu phong, hoạt huyết thường dùng chữa viêm họng, thiếu máu, giải độc cơ thể và cả hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường… chi tiết tham khảo bên dưới.
Càng cua là rau gì?
Tên gọi khác: Rau tiêu, đơn kim, cương hoa thảo…
Tên khoa học: Peperomia pellucida.
Họ: Hồ tiêu (Piperaceae).
Rau càng cua có nguồn gốc từ Nam Mỹ, đến này được trồng rất rộng rãi ở nhiều quốc gia. Riêng ở nước ta, rau càng cua mọc dại khắp nơi. Đặc biệt là ở những vùng đất ẩm ướt có khí hậu nhiệt đới.
Toàn cây (trừ phần...
Tục đoạn còn được gọi là cây rễ kế, đầu vù, sâm nam,... là một loại cây mọc hoang nhưng nhờ có thành phần hoạt chất đa dạng nên được sử dụng làm vị thuốc. Củ của cây tục được dùng phổ biến trong các bài thuốc bổ can ích thận, chữa đau nhức xương khớp, động thai… chi tiết tham khảo bên dưới.
Tục đoạn là cây gì?
Tên gọi khác: Rễ kế, đầu vù, sâm nam…
Tên dược: Radix Dipsaci.
Tên khoa học: Dipsacus japonicus Miq.
Họ: Tục đoạn (Dipsacaceae).
Cây được cho là có nguồn gốc từ Trung Quốc. Ở nước ta, tại một số tỉnh miền núi phía Bắc, cây tục đoạn mọc hoang tương đối nhiều. Nhất là ở các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Sơn La…
Củ của cây tục đoạn chính là bộ phận được sử dụng làm vị thuốc.
Củ tục đoạn thường được thu hái vào mùa...
Củ ấu là quả của cây ấu nước thường được dùng để luộc ăn hay nghiền bột làm bánh. Củ ấu có vị ngọt, tính mát thường được sử dụng như một loại dược liệu như bài thuốc: chữa trĩ ra máu, tỳ vị hư nhược, viêm loét dạ dày… chi tiết tham khảo về công dụng của củ ấu được chia sẻ bên dưới.
Củ ấu là gì?
Tên khác: Ấu nước, ấu trụi, lăng mác
Tên khoa học: Trapa bicornis L- Hydrocaryaceae
Họ: Trapaceae
Cây củ ấu được trồng rất phổ biến ở các ao đầm ở trong khắp cả nước. Cả hạt hay chồi của cây đều có thể được dùng làm giống.
Quả dùng để ăn, còn vỏ quả và toàn cây thường được dùng để làm vị thuốc.
Phần quả của củ ấu thường được thu hái vào khoảng mùi thu hằng năm. Còn toàn cây thì có thể thu hái quanh năm để làm vị...
Cây thành ngạnh còn được gọi là cây đỏ ngọ, ngành ngạnh, lành ngạnh,... Cây thành ngạnh có vị ngọt vừa, chua, chát, hơi đắng và có tính mát thường được nấu lấy nước uống giúp thanh nhiệt và giải độc. Ngoài ra dược liệu này còn có tác dụng phòng ngừa – điều trị cảm nắng, cảm cúm, sốt cao, rối loạn giấc ngủ và chứng mất ngủ. Chi tiết tham khảo về công dụng cây thành ngạnh được chia sẻ bên dưới.
Thành ngạnh là cây gì?
Tên gọi khác: Cây đỏ ngọn, Ngành ngạnh, Lành ngạnh
Tên khoa học: Cratoxylon pruniflorum
Họ: Ban (danh pháp khoa học: Hypericaceae)
Cây thành ngạnh ít khi mọc ở đồng bằng và phân bố nhiều ở các tỉnh miền núi như Lai Châu, Hòa Bình, Sơn La, Phú Thọ, Vĩnh Phúc,… Ngoài ra loài thực vật này còn phân bố ở nhiều nước châu Á khác như...
Cây mặt quỷ còn được gọi là cây nhàu tán, cây gạch, nhàu lông, dây đất…. Nhờ chứa một số thành phần có dược tính tốt nên cây mặt quỷ được tận dụng làm vị thuốc chữa bệnh tê thấp, mụn nhọt, lỵ, tẩy giun sán. Tuy nhiên, khi dùng dược liệu này cần thận trọng, bởi nó có tính độc, dễ phát sinh rủi ro nếu sử dụng không đúng cách.
Cây mặt quỷ là cây gì?
Tên gọi khác: Nhàu tán, cây gạch, nhàu lông, dây đất…
Tên khoa học: Morinda umbellata L.
Họ: Cà phê (Rubiaceae).
Cây mặt quỷ được tìm thấy ở nhiều nước nhiệt đới như Trung Quốc hay Nhật Bản và một số nước châu Mỹ. Riêng ở Việt Nam, cây mọc rất phổ biến ở những đồi cây bụi hoặc rừng thưa ở rất nhiều tỉnh, điển hình như ở Cao Bằng, Quảng Ninh, Lạng Sơn…
Toàn cây mặt quỷ được...
Cây nổ gai còn được gọi là cây đinh vàng, cây bỏng nổ, cơm nguội, quả nổ trắng, bỏng nẻ, co cáng,... theo y học cổ truyền cây nổ gai sử dụng trong các bài thuốc chữa sốt rét, mụn mủ, hay bệnh gai cột sống. Dược liệu này có độc nên bệnh nhân cần thận trọng khi dùng. Chi tiết tham khảo về công dụng cây nổ gai được chia sẻ bên dưới.
Cây nổ gai là cây gì?
Tên gọi khác: Cây đinh vàng, cây bỏng nổ, méc ten (Tày), cơm nguội, quả nổ trắng, Bỏng nẻ, co cáng (Thái)
Tên gọi trong khoa học: Flueggea virosa
Họ: Thầu dầu – Euphorbiaceae
Cây nổ gai phát triển ở nhiều quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan, Thái Lan và cả Việt Nam. Ở nước ta cây chủ yếu mọc hoang ở ven bìa rừng ở khắp các tỉnh thành trên cả nước.
Có thể sử dụng nhiều bộ phận trên...
Cây ráy còn được gọi là dã vu, ráy dại,... là loài thực vật mọc hoang nhiều ở những vùng đất ẩm thấp. Theo kinh nghiệm dân gian củ ráy dùng để giảm sốt, trị bệnh gút, mụn nhọt ngoài da và đau nhức xương khớp do phong tê thấp,... chi tiết tham khảo bên dưới.
Cây ráy là cây gì?
Tên gọi khác: Dã vu, Ráy dại.
Tên khoa học: Alocasia odora
Họ: Ráy (danh pháp khoa học: Araceae)
Cây ráy mọc hoang nhiều ở những vùng đất ẩm thấp, phân bố nhiều ở nước ta, Trung Quốc, Campuchia, Lào và châu Úc.
Củ ráy được sử dụng để làm thuốc. Nghiên cứu về củ ráy còn nhiều hạn chế, một số tài liệu ghi chép củ ráy có chứa tinh bột, một chất gây ngứa, xianua, đường, cumarin, flavonoid, saponin,…
Khi cây được 2 – 3 năm tuổi, đào cả cây lên rồi đem rửa sạch đất cát, cắt...
Mua mỹ phẩm Nhật tại https://healthmart.vn/,
Sitemap | Copyright © 2020 - All rights reserved.
Bản quyền thuộc về Semtek
Website: www.semtek.com.vn
Địa chỉ: 2N cư xá Phú Lâm D, Phường 10, Quận 6, HCM.
Phone: 0983 00 92 85
Top Link: Báo Mỹ Phẩm | Mỹ Phẩm | Báo Sankei | Báo Asahi | Báo Mực Tím | Mã giảm giá | Làm thế nào