Cây hương phụ hay còn gọi là cây cỏ cú, củ gấu, củ gấu vườn, củ gấu biển, hải dương phụ,… Hương phụ là loại thảo dược có tác dụng khá tốt trong việc điều hòa kinh nguyệt, chữa đau bụng kinh, sa trực tràng… Nhưng cũng có nhiều trường hợp không nên sử dụng vì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Hương phụ là cây gì?
Tên khác: cỏ cú, củ gấu, củ gấu vườn, củ gấu biển, hải dương phụ…
Tên khoa học: Cyperus rotundus L.
Họ: Cói (Cyperaceae)
Loại cây này mọc ở rất nhiều nơi và thường rất khó để tiêu diệt triệt để vì chỉ cần một mẩu rễ nhỏ cũng có thể phát triển. Ngoài Việt Nam còn có nhiều ở một số nước châu Á như Indonexia, Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc.
Cây thường được thu hoạch vào mùa thu, đốt bỏ phần lông và rễ con...
Thanh yên hay còn gọi là chanh yên là một trong những vị thuốc nam được sử dụng rộng rãi trong Y học cổ truyền nhờ tác dụng nhuận tràng, hóa đàm, lợi cách và lý khí chỉ thống,… Bên cạnh đó, dược liệu này còn giúp hỗ trợ cải thiện chứng táo bón, chữa bệnh sỏi niệu đạo và trị giun sán qua những bài thuốc được chia sẻ bên dưới.
Thanh yên là cây gì?
+ Tên khác: Chanh yên
+ Tên khoa học: Citrus limonimedica, Citrus medica L. ssp. bajoura
+ Họ: Cam (Rutaceae)
Thanh yên là loài cây bản địa của Mianma, Ấn Độ và các khu vực thuộc Địa Trung Hải. Ở Việt Nam, loại cây này được trồng nhiều ở Hà Tĩnh, Lạng Sơn và trải dọc đến Đà Lạt – Lâm Đồng.
Bộ phận dùng làm thuốc: Lá, vỏ quả, quả và rễ.
Quả được thu hoạch khi vỏ quả chuyển sang màu vàng, lá và rễ...
Kế sữa còn có tên gọi khác là cây đức mẹ, cây kế thánh, cây cúc gai,... thường mọc ở vùng Địa Trung Hải, có nhiều công dụng trong việc điều trị các bệnh về gan, xơ vữa động mạch, hỗ trợ chữa ung thư, kiểm soát bệnh tiểu đường… Đặc biệt, loại cây này còn có công dụng đặc biệt đối với làn da chi tiết bên dưới.
Kế sữa là cây gì?
Tên khoa học: Silybum marianum (L) Gaertn
Tên gọi khác: Cây đức mẹ, cây kế thánh, cây cúc gai
Họ: Cúc Asteraceae
Được biết, cây kế sữa phân bố ở: Vùng Địa trung hải, vùng nam nước Pháp, vùng nam và Trung Châu Âu, Bắc Phi, Trung và Đông châu Á, Bắc và Nam Mỹ…
Được nhập trồng ở Việt Nam, cây ưa đất tốt. Trồng bằng cách gieo hạt trực tiếp xuống đất, thích hợp ở các vùng đất khô ráo, nhiều ánh sáng mặt...
Cây tầm bóp còn được gọi là cây bôm bốp, thù lù cạnh, bùm bụp hay cây lồng đèn,... Cây tầm bóp có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm, chỉ khái. Loại thảo dược này được y học cổ truyền sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa ho nhiều đàm, tiểu đường, mụn nhọt ở vú,... chi tiết bên dưới.
Cây tầm bóp là cây gì?
Tên khác: Bôm bốp, thù lù cạnh, bùm bụp hay cây lồng đèn
Tên khoa học: Physalis angulata L
Họ: Cà (Solanaceae)
Cây tầm bóp chủ yếu tập trung ở các nước có khí hậu nhiệt đới. Cây thường mọc hoang dọc theo hai bên đường, bờ ruộng, trong vườn, trên bãi cỏ hay các khu đất hoang. Ngoài ra, loại cây này còn được tìm thấy ven các khu rừng cho độ cao dưới 1.500m tính từ mặt nước biển.
Ở nước ta, cây tầm bóp phát...
Cây Sa sâm còn được gọi là sa sâm nam, đây là thảo dược quý được sử dụng để chữa trị nhiều vấn đề về sức khỏe. Dược liệu này có vị đắng, ngọt, tính mát, tác dụng thanh táo nhiệt, nhuận phế và ích vị sinh tân. Sa sâm thường được dùng để chữa viêm phế quản, ho khan, sốt, sản phụ ít sữa,…chi tiết bên dưới.
Sa sâm là cây gì?
Tên gọi khác: Sa sâm nam
Tên khoa học: Launaea pinnatifida
Họ: Cúc (danh pháp khoa học: Asteraceae/ Compositae)
Cây sa sâm phân bố ở nhiều quốc gia trên thế giới, tập trung ở vùng Đông Á (Nhật Bản và Trung Quốc). Tại nước ta, cây mọc hoang ở các vùng biển ở Quảng Bình, Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Nghệ An,..
Rễ của cây sa sâm được thu hái làm dược liệu chữa bệnh. Thường thu hái vào tháng 3 – 4 hoặc tháng 8 – 9 hằng năm.
Sơ chế:...
Cây tri mẫu là dược liệu được sử dụng phổ biến trong Đông y với nhiều tác dụng như thanh nhiệt, tư thận, nhuận phế, bổ tỳ,… Tri mẫu góp mặt trong nhiều bài thuốc chữa ho, viêm họng, viêm phổi, đái tháo đường hay phì đại tuyến tiền liệt…chi tiết bên dưới.
Tri mẫu là là cây gì?
Tên khoa học: Anemarrhena asphodeloides
Tên dược: Rhizoma anemarrhenae
Họ: Hành Aliiaceae
Cây tri mẫu đến nay vẫn chưa được trồng ở nước ta. Nguồn nguyên liệu dùng làm thuốc hiện nay chủ yếu đến từ Trung Quốc.
Rễ của cây tri mẫu chính là bộ phận được sử dụng để làm vị thuốc.
Dược liệu tri mẫu được thu hái vào khoảng tháng 3 – 4 hằng năm. Sau khi đào rễ sẽ tiến hành loại bỏ rễ con rồi đem rửa sạch và phơi hoặc sấy khô. Cần bảo quản dược liệu trong túi kín,...
Ngũ gia bì hay còn gọi là cây đáng, cây lằng, ngũ gia bì chân chim, cây chân vịt, sâm nam,… Vỏ của cây Ngũ gia bì được thu hái làm thuốc. Dược liệu này có tác dụng minh mục, ích tinh, thất thương, tằn trí nhớ, mạnh gân xương và bổ trung. Do đó ngũ gia bì thường được áp dụng trong bài thuốc chữa đau nhức xương khớp, suy nhược, giảm khả năng sinh lý và tiểu tiện kém,…chi tiết bên dưới.
Ngũ gia bì là cây gì?
Tên khác: Cây đáng, cây lằng, ngũ gia bì chân chim, cây chân vịt, sâm nam,…
Tên khoa học: Schefflera Octophylla
Chi: Chân chim (danh pháp khoa học: Schefflera)
Họ: Ngũ gia bì (danh pháp khoa học: Araliaceae)
Ngũ gia bì phân bố ở miền Nam Trung Quốc, tập trung nhiều ở các tỉnh như Chiết Giang, Tây Tạng, Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến, Hồ Nam. Ngoài ra, thảo...
Dây thìa canh còn gọi là dây muôi, lõa ti rừng,... là loại dây leo có chiều cao khoảng 6 – 10 m. Cây có nhựa mủ màu trắng, thân có các lóng dài khoảng 8 – 12 cm, đường kính 3 mm và có lỗ bì thưa. Dây thìa canh sao khô thường được sử dụng để pha với nước ấm và uống như trà mỗi ngày nhằm phòng chống và cải thiện bệnh tiểu đường, đồng thời giúp điều hòa mỡ máu.
Thìa canh là cây gì?
+ Tên khác: Dây muôi, lõa ti rừng
+ Tên khoa học: Gymnema sylvestre
+ Họ: Asclepiadoideae
Dây thìa canh được tìm thấy và sử dụng ở Ấn Độ từ năm 2000. Đặc biệt loại cây này phát triển nhiều nhất ở thung lũng Paltacot miền Trung Nam Ấn Độ. Ngoài ra, cây còn phân bố ở nhiều nước như Indonesia và Trung Quốc.
Bên cạnh đó, dây thìa canh còn được tìm thấy ở Việt Nam vào năm 2006 tại...
Hoa bách hợp còn được gọi là cánh hoa li ly, tỏi rừng, cà ngái dòi, kíp pá, khẻo ma… Hoa bách hợp có vị ngọt, tính mát thường được dùng trong các bài thuốc điều trị ho, viêm họng, an thần… Việc sử dụng hoa bách hợp làm thuốc cũng cần chú ý một vài điều để hạn chế nguy cơ gặp phải tác dụng phụ hoặc không phát huy được hiệu quả của thuốc.
Hoa bách hợp là cây gì?
Tên khác: cánh hoa li ly, tỏi rừng, cà ngái dòi, kíp pá, khẻo ma…
Tên khoa học: Lilium brownii var. colchester Wils.
Họ: Hành (Liliaceae)
Mọc hoang ở nhiều vùng núi cao ở nước ta, tập trung nhiều ở Trung Quốc
Thường thu hoạch vào cuối mùa hè và đầu mùa thu. Phần củ của hoa bách hợp được tận dụng trong nhiều bài thuốc.
Bộ phận dùng làm thuốc: Phần vẩy củ của cây đã được chế biến...
Cây tầm xuân còn được gọi là dã tường vi, thích hoa, thập tỉ muội,… là dược liệu được sử dụng phổ biến trong Đông y với nhiều tác dụng chữa bệnh quý như trị táo bón, chảy máu cam, nhọt độc, bỏng, khó tiểu, nôn ói ra máu,… Người bệnh có thể dùng hoa, lá, rễ hay quả của cây tầm xuân để trị bệnh theo hướng dẫn tham khảo bên dưới.
Tầm xuân là cây gì?
Tên khác: Dã tường vi, thích hoa, thập tỉ muội…
Tên khoa học: Rosa multiflora Thunb
Họ: Hoa hồng (Rosaceae)
Cây tầm xuất vốn là một dạng hoa hồng leo có xuất xứ từ các nước Châu Âu, khu vực Tây Á và Tây Bắc Phi. Trong những năm gần đây, cây giống tầm xuân được bán nhiều hơn ở nước ta. Loại cây này được mọi người ưa chuộng mua về trồng làm cảnh nhờ có hoa đẹp cùng nhiều tác dụng quý...
Mua mỹ phẩm Nhật tại https://healthmart.vn/,
Sitemap | Copyright © 2020 - All rights reserved.
Bản quyền thuộc về Semtek
Website: www.semtek.com.vn
Địa chỉ: 2N cư xá Phú Lâm D, Phường 10, Quận 6, HCM.
Phone: 0983 00 92 85