Cây vòi voi hay còn gọi là cây cẩu vĩ trùng, dền voi, đại vĩ đao, cấu vĩ trùng, nam độc hoạt,... Cây vòi voi có tác dụng chính là giảm đau, giảm sưng viêm, thanh nhiệt, giải độc.., do đó cây vòi voi được ứng dụng trong điều trị một số bệnh lý xương khớp như sưng đau mỏi gối, phong tê thấp; mụn nhọt, mẩn ngứa, viêm da cơ địa; viêm họng… Tuy nhiên, vì thuốc có chứa độc tính nhẹ nên có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe nếu dùng quá liều hoặc không đúng cách. Cây vòi voi là cây gì? Tên gọi khác: Cẩu vĩ trùng, Dền voi, Đại vĩ đao, Cấu vĩ trùng, Nam độc hoạt. Tên khoa học: Heliotropium indicum L Họ: Vòi voi – Boraginaceae. Cây vòi voi là loài liên nhiệt đới, thường mọc hoang ở các nương vườn hoang, bãi cỏ. Tất cả bộ phận của cây đều có thể dùng làm...
Cây cứt lợn hay còn gọi là Cỏ hôi, cây hoa cứt lợn, cây bù xít, thắng hồng kế, cỏ cứt heo, nhờ hất bồ, bù xích, cỏ thối địt, cây hoa ngũ sắc,... Cây cứt lợn có tác dụng giải nhiệt, tiêu độc, tán sỏi nên được Đông y sử dụng để chữa viêm xoang, sỏi đường tiết niệu, sưng đau khớp, nhiệt độc… Có thể dùng dược liệu dưới dạng tươi hoặc khô với liều lượng là 15 – 30g một ngày. Chi tiết tham khảo bên dưới. Cây cứt lợn là cây gì? Tên khác: Cỏ hôi, cây hoa cứt lợn, cây bù xít, thắng hồng kế, cỏ cứt heo, nhờ hất bồ, bù xích, cỏ thối địt, cây hoa ngũ sắc Tên gọi khoa học: Ageratum conzoides L. Họ: Cúc – Asteraceae Cây cứt lợn có thể thích nghi được với mọi loại đất nên có thể mọc hoang ở khắp nơi. Từ các khu đất trống, bên vệ...
Cây lá gai còn được gọi là cây gai, cây tầm ma, gai tuyến, trữ ma. Lá và rễ của cây lá gai không chỉ được sử dụng để làm bánh mà còn được dùng để trị bệnh tiểu tiện đỏ, động thai, đau mỏi xương khớp và đại tiểu tiện ra máu. Ngoài ra, lá gai còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng và được nhân dân sử dụng như một loại rau ăn,... chi tiết tham khảo bên dưới. Cây lá gai là cây gì? Tên gọi khác: cây gai, tầm ma, gai tuyến, trữ ma. Tên khoa học: Boehmeria nivea Họ: Gai – Urticaceae Cây gai là nguyên sản ở Ấn Độ, sau đó được di thực và trồng ở nhiều quốc gia như Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Malaysia, Nhật bản, Triều Tiên,… Rễ (trữ ma căn) và lá của cây gai được sử dụng để làm thuốc. Trong khi đó lá còn được sử dụng để làm bánh (bánh gai, bánh...
Thất diệp nhất chi hoa còn được gọi là thiết đăng đài, độc cước liên, tảo hưu, thảo hà xa, chi hoa đầu,... Theo Đông y thất diệp nhất chi hoa được dùng để thanh nhiệt, giải độc, chữa mụn nhọt, viêm tuyến vú, ho lao, ho lâu ngày, hen suyễn hoặc dùng ngoài để đắp lên các nơi sưng đau. Bên cạnh đó, dược liệu được cho là có thể phòng ngừa và hỗ trợ nhiều bệnh lý, bao gồm gồm cả ung thư. Thất diệp nhất chi hoa là cây gì? Tên gọi khác: Thiết đăng đài, Độc cước liên, Tảo hưu, Thảo hà xa, Chi hoa đầu Tên khoa học: Paris Poluphylla Sm Họ: Hành tỏi – Liliaceae Cây 7 lá 1 hoa thường được tìm thấy ở các vùng núi cao, dưới các tán rừng rậm. Tại Việt Nam cây được tìm thấy các vùng núi Hoàng Liên Sơn, Cúc Phương thuộc Hà Nam, Sa Pa (Lào Cai), Ninh Bình, Sơn...
Cây cỏ sữa còn gọi cây lợi sữa hoặc cỏ sữa đỏ,... là một trong những vị thuốc quý có tác dụng điều trị bệnh đường ruột. Bên cạnh đó, cây cỏ sữa còn được dùng với mục đích tăng cường khả năng tiết sữa ở phụ nữ sau khi sinh bị thiếu sữa. Chi tiết tham khảo về công dụng của cây cỏ sữa được chia sẻ qua bài viết bên dưới. Cỏ sữa là cây gì? + Tên khác: Cây lợi sữa hoặc cỏ sữa đỏ + Tên khoa: Euphorbia thymifolia Burm + Họ: Thầu dầu Cây cỏ sữa là loài cỏ mọc dại, có thể tìm thấy ở khắp các vùng miền núi và trung du từ Bắc đến Nam. Rễ, lá và thân cây cỏ sữa được dùng làm dược liệu. Thân và lá cỏ sữa chứa nhiều hoạt chất cosmoslin. Phần rễ cây có các thành phần như myrixylalcohol, taraxerol và tirucallol. Cây cỏ sữa được thu...
Cây hoa hiên còn gọi là kim châm, hoàng hoa, kim ngân thái, huyền thảo… không chỉ được trồng như một loại hoa cảnh mà còn được sử dụng làm vị thuốc chữa bệnh. Cây hoa hiên thường được dùng để làm vị thuốc giải nhiệt, tiêu viêm, cầm máu, chữa kinh nguyệt không đều, viêm đau đại tràng… chi tiết tham khảo về công dụng cây hoa hiên được chia sẻ bên dưới. Hoa hiên là cây gì? Tên gọi khác: Kim châm, Hoàng hoa, Kim ngân thái, Huyền thảo… Tên khoa học: Hemerocallis fulva L. Họ: Hành tỏi (Liliaceae) Hoa hiên là dược liệu được tìm thấy ở nhiều nơi như Trung Quốc, Nhật Bản và cả những nước thuộc khu vực châu Âu. Ở nước ra, dược liệu này có thể mọc hoang hay được trồng rất phổ biến. Nhất là ở các tỉnh Lào Cai, Vĩnh Phúc, Lâm Đồng… Các phần rễ...
Cúc vạn thọ còn được gọi là khổng tước thảo, hoàng cúc hoa,... thường được dùng để trưng bày trong những ngày Tết. Ngoài ra, cúc vạn thọ còn có nhiều tác dụng chữa bệnh và được dân gian tận dụng để trị chứng ho gà, hen suyễn, viêm vú, viêm miệng, đau nhức răng, bỏng, viêm mủ ngoài da,… Chi tiết tham khảo về công dụng của cúc vạn thọ được chia sẻ bên dưới. Cúc vạn thọ là cây gì? Tên gọi khác: Khổng tước thảo, Hoàng cúc hoa. Tên khoa học: Tagetes erecta L Tên dược: Flos, Folium et Radix Tagetes Erecta Họ: Cúc (danh pháp khoa học: Asteraceae) Phân loại: Cúc vạn thọ đơn (loại thấp) và cúc vạn thọ kép (loại cây cao lớn) Cúc vạn thọ có nguồn gốc từ các nước châu Mỹ có khí hậu nhiệt đới. Ở nước ta, cúc vạn thọ được trồng để làm cảnh hoặc...
Cây vạn niên thanh còn được gọi là xung thiên thất, khai khẩu kiểm, thanh ngư đảm,... thường được sử dụng với mục đích phong thủy và làm cảnh. Ngoài ra, vạn niên thanh còn là một vị thuốc thân thảo, sống lâu năm và có nhiều tác dụng điều trị bệnh như trị tim, lợi tiểu, bệnh trĩ,... Chi tiết tham khảo về công dụng cây vạn thiên thanh được chia sẻ bên dưới. Vạn niên thanh là cây gì? Tên khác: Ngưu vĩ thất, Xung thiên thất, Khai khẩu kiểm, Thanh ngư đảm, Trúc căn thất, Kim thế đại, Khai hầu kiểm, Ngô công thất, Ngưu đại hoàng, Bạch hà xa, Thiết biên đảm,… Tên khoa học: Rohdea japonica Rosh Họ: Hành tỏi Liliaceae Vạn niên thanh sinh sống và phát triển ở các nước nhiệt đới, nóng ẩm, thường được tìm thấy ở các nước Đông Nam Á như Lào, Campuchia, Thái Lan,...
Dưa gang tây còn được gọi là dưa tây, chùm hoa dưa, lạc tiên bốn cạnh,... có tác dụng an thần, gây ngủ, thanh nhiệt cơ thể, hỗ trợ điều trị bệnh ho. Tuy nhiên dưa gang tây có chứa một lượng độc tính tương đối cao. Do đó, người dùng có nhu cầu sử dụng cần chú ý tìm hiểu các thông tin cơ bản về quả để sử dụng an toàn, hợp lý. Dưa gang tây là cây gì? Tên gọi khác: Dưa tây, Chùm hoa dưa, Lạc tiên bốn cạnh Tên khoa học: Passiflora quadrangularis L. Họ: Lạc tiên – Passifloraceae Dưa tây có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới ở Châu Mỹ. Hiện tại cây được trồng nhiều ở Mexico, Brazil, Peru và một số đảo ở Mermuda và Caribe. Năm 1888 cây du nhập vào Hawaii và 1909 được trồng ở California và Florida (Hoa Kỳ). Hiện tại Dưa gang tây được trồng ở hầu hết các quốc gia...
Phòng kỷ còn được gọi là phấn phòng kỷ, thạch thiềm thừ, đảo địa cung, bạch mộc hương, hán phòng kỷ,... là dược liệu quý có nhiều công dụng hữu ích. Phòng kỷ thường được dùng để chữa các chứng bệnh về xương khớp như phong thấp, thấp khớp cấp, viêm khớp và đau dây thần kinh,... Chi tiết tham khảo công dụng cây phòng kỷ được chia sẻ bên dưới. Phòng kỷ là cây gì? Tên gọi khác: Phấn phòng kỷ, Thạch thiềm thừ, Đảo địa cung, Bạch mộc hương, Hán phòng kỷ, Sơn ô quy Tên dược: Radix Stephaniae Tetrandrae Tên khoa học: Stephania tetrandra Họ: Tiết dê (danh pháp khoa học: Menispermaceae) Phân loại: Hán phòng kỷ (phòng kỷ), Mộc phòng kỷ và Quảng phòng kỷ Cây phòng kỷ chưa được trồng tại nước ta mà chỉ phân bố ở các tỉnh của Trung Quốc như Hồ Bắc,...