Cây mỏ quạ còn gọi là hoàng lồ, móc câu, xuyên phá thạch,... Cây mỏ quạ dược liệu có vị đắng, tính mát, tác dụng phá ứ, khứ phong, giãn gân và làm mát phổi, được nhân dân dùng để chữa chứng bế kinh, đau nhức xương khớp, phế nhiệt, lao phổi,… chi tiết tham khảo bên dưới. Mỏ quạ là cây gì? Tên gọi khác: Hoàng lồ, Móc câu, Xuyên phá thạch. Tên khoa học: Cudrania cochinchinensis Tên dược: Radix Cudraniae Họ: Dâu tằm – Moraceae Mỏ quạ là loài thực vật phân bố tại các khu vực có khí hậu nhiệt đới như Châu Úc, Châu Phi và Châu Á. Ở nước ta, cây mỏ quạ mọc hoang ở ven đường, sườn núi hoặc có thể được trồng để làm hàng rào. Cây mọc nhiều nhất ở Lào Cai, Quảng Trị, Quảng Nam và Đồng Nai. Lá và rễ của cây mỏ quạ được sử dụng để làm...
Cây hoa mào gà còn được gọi là kê quan, cây mồng gà, kê quan hoa,... hạt, bông hay mầm non cây hoa mào gà có thể được sử dụng làm dược liệu. Cây hoa mào gà có nhiều tác dụng quý như điều trị đi cầu ra máu, thổ huyết, khi hư, di tinh, chảy máu cam… chi tiết tham khảo bên dưới. Hoa mào gà là cây gì? Tên gọi khác: Cây mào gà, kê quan, cây mồng gà, kê quan hoa, cây bông mồng gà, kê đầu, đuôi lươn Tên khoa học: Celosia argentea Họ: Dền (Amaranthaceae) Cả cây mồng gà trắng và đỏ đều sử dụng các bộ phận như hạt, cụm hoa và mầm non làm dược liệu chữa bệnh trong y học cổ truyền. Hoa và hạt thường được thu hoạch vào tháng 9 – 10 hàng năm khi hạt chín. Cụm bông được cắt đem về phơi hay sấy khô. Đập hoa để tách lấy hạt, sau đó đem phơi lại lần nữa cho...
Tục đoạn còn được gọi là cây rễ kế, đầu vù, sâm nam,... là một loại cây mọc hoang nhưng nhờ có thành phần hoạt chất đa dạng nên được sử dụng làm vị thuốc. Củ của cây tục được dùng phổ biến trong các bài thuốc bổ can ích thận, chữa đau nhức xương khớp, động thai… chi tiết tham khảo bên dưới. Tục đoạn là cây gì? Tên gọi khác: Rễ kế, đầu vù, sâm nam… Tên dược: Radix Dipsaci. Tên khoa học: Dipsacus japonicus Miq. Họ: Tục đoạn (Dipsacaceae). Cây được cho là có nguồn gốc từ Trung Quốc. Ở nước ta, tại một số tỉnh miền núi phía Bắc, cây tục đoạn mọc hoang tương đối nhiều. Nhất là ở các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Sơn La… Củ của cây tục đoạn chính là bộ phận được sử dụng làm vị thuốc. Củ tục đoạn thường được thu hái vào mùa...
Cây phèn đen còn được gọi là cây tạo phan diệp, cây mực, chè nộc,... Rễ cây phèn đen có vị chát, tính lạnh có tác dụng thanh nhiệt giải độc, thu liễm, sát trùng và lợi tiểu. Phèn đen dược liệu được sử dụng trong phạm vi nhân dân để chữa chứng kiết lỵ, tiêu chảy do nhiệt, rắn cắn, đinh nhọt do huyết nhiệt và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ cấp độ I. Chi tiết tham khảo về công dụng cây phèn đen được chia sẻ bên dưới. Phèn đen là cây gì? Tên gọi khác: Tạo phan diệp, Cây mực, Chè nộc Tên khoa học: Phyllanthus reticulatus Tên dược: Radix/ Folium phyllanthus Reticulatus Họ: Thầu dầu (danh pháp khoa học: Euphorbiaceae) Phèn đen là loài cây nhiệt đới, mọc hoang nhiều ở ven rừng và bờ bụi ven đường. Ngoài ra một số nơi còn trồng cây để làm hàng rào. Lá và rễ...
Cây hoa dẻ còn được gọi là hoa dẻ thơm, nồi côi, chập chại,… Rễ và hoa của cây hoa dẻ được sử dụng để làm vị thuốc trong các bài thuốc y học cổ truyền như bài thuốc chữa mụn nhọt mẩn ngứa hay đau nhức xương khớp. Tuy nhiên, muốn phát huy tốt tác dụng của dược liệu này cần dùng đúng bài thuốc cho từng trường hợp cụ thể. Chi tiết tham khảo về công dụng của cây hoa dẻ được chia sẻ bên dưới. Hoa dẻ là cây gì? Tên gọi khác: Hoa dẻ thơm, Nồi côi, Chập chại… Tên khoa học: Desmos chinensis Lour. Họ: Na (Annonaceae). Hoa dẻ là loại cây được tìm thấy ở hầu khắp các quốc gia thuộc vùng nhiệt đới ở châu Á. Điển hình như Nepan, Ấn Độ, Trung Quốc, các nước Đông Dương, Indonexia, Philippin… Riêng ở nước ta, cây phân bố tương đối rộng rãi ở...
Cây đa lông còn được gọi là cây song hạch, đa hạch, cây sung nhân,... Cây đa lông thường được thu hái lá, búp non hay tua rễ để làm thuốc điều trị các bệnh lý như viêm mũi xoang, sỏi thận, vàng da… Chi tiết tham khảo về công dụng cây đa lông được chia sẻ bên dưới. Đa lông là cây gì? Tên khác: Song hạch, đa hạch, cây sung nhân Tên gọi khoa học: Ficus drupacea Thunb Họ: Dâu tằm (Moraceae) Trên thế giới cây đa lông thường mọc nhiều tại Myanma, Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Úc, Campuchia Ở Việt Nam trước đây cây đa lông mọc hoang nhiều ở các vùng rừng núi. Ngày nay, loại cây này được trồng phổ biến để lấy bóng mát hoặc làm cảnh. Một số tỉnh thành ở nước ta có cây đa lông như: Vũng Tàu, Hòa Bình hay tỉnh Quảng Trị… Y học cổ truyền sử dụng tua rễ, lá,...
Bầu đất còn được gọi là cây kim thất, thiên hắc địa hồng, rau lúi,... thường được sử dụng để làm rau ăn. Tuy nhiên, cây rau bầu đất còn được sử dụng làm dược liệu trong nhiều bài thuốc quý. Giúp chữa chứng táo bón, kiết lỵ, ho gió, ho khan, hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường, giúp an thần, cải thiện giấc ngủ… Chi tiết tham khảo công dụng cây bầu đất được chia sẻ bên dưới. Bầu đất là cây gì? Tên gọi khác: Kim thất, Thiên hắc địa hồng, Rau lúi, Xà tiếp cốt… Tên khoa học: Gynura procumbens (Lour) Merr. (G. sarmentosa DC). Họ: Cúc (Asteraceae). Bầu đất được tìm thấy ở rất nhiều nước như Ấn Độ, Thái lan, Indonexia, Philippin… Riêng ở nước ta, loại cây này thường mọc hoang dại ở rất nhiều nơi, có nơi còn trồng làm rau ăn và vị thuốc. Toàn cây...
Cây tỳ giải còn gọi là cây bạt kế, xuyên tỳ giải, củ kim cang, tắt giã,... là thảo dược quý được sử dụng rộng rãi trong các bài thuốc lợi tiểu, chữa viêm bàng quang, phong tê thấp, mụn nhọt của y học cổ truyền. Tùy theo mục đích điều trị mà sử dụng dược liệu này với liều lượng phù hợp. Chi tiết tham khảo công dụng cây tỳ giải được chia sẻ bên dưới. Tỳ giải là cây gì? Tên khác: Bạt kế, xuyên tỳ giải, củ kim cang, tắt giã, bì giải, phấn tỳ giải Tên khoa học: Dioscorea lokoro Makino Họ: Củ nâu (Dioscoreaceae) Cây tỳ giải có nguồn gốc ở Trung Quốc, chủ yếu là các tỉnh giáp với miền Bắc Việt Nam như Vân Nam, Quảng Đông hay Quảng Tây. Hiện nay, loại tỳ giải giống Trung Quốc chưa được tìm thấy ở Việt Nam. Nước ta chủ yếu khai thác tỳ...
Mần tưới còn được gọi là cây trạch lan, hương thảo, co phất phứ, bội lan,... là loại cây thân thảo, mọc hoang dại ở bìa rừng, ruộng đồng và ven đường. Cây mần tưới thường được dùng để làm rau ăn sống hoặc dùng để làm gia vị hoặc làm thảo dược có tác dụng hoạt huyết, phá huyết ứ, điều kinh, giải nhiệt và được dùng để trị chứng thống kinh, chậm kinh, cảm do nắng nóng,… Chi tiết tham khảo công dụng của cây mần tưới được chia sẻ bên dưới. Mần tưới là cây gì? Tên gọi khác: Trạch lan, Hương thảo, Co phất phứ, Bội lan. Tên dược: Herbal Eupatoria Tên khoa học: Eupatorium fortunei Turez Họ: Cúc (danh pháp khoa học: Asteraceae) Cây mần tưới mọc hoang ở ven đường, ruộng đồng và bìa rừng. Toàn cây mần tưới có thể được dùng để làm thuốc....
Cây cúc tần có tên gọi khác là cây từ bi, đại ngải, hoa mai não, cây đại bi, lức ấn,... Tên khoa học: Pluchea indica. Cúc tần là một vị thuốc nam quý, có tính mát và vị đắng, thường được dùng để chữa chứng nhức đầu cảm sốt, bí tiểu, đau nhức xương khớp,… và một số bệnh lý khác được chia sẻ bên dưới. Cúc tần là cây gì? Tên khác: Cây từ bi, đại ngải, hoa mai não, cây đại bi, lức ấn, băng phiến ngải + Tên khoa học: Pluchea indica + Họ: Cúc Cây cúc tần rất giàu tinh dầu, chứa các thành phần hóa học như lipit, canxi, vitamin C, xenluloza, protit, caroten và sắt (Fe). Đặc điểm nhận dạng cây cúc tần Cúc tần là cây mọc dại, có chiều cao từ 1 – 2 m. Toàn thân có lông tơ. Cành nhỏ và có lông. Lá cây gần như không có cuống, mọc so le nhau và mép lá có hình...