Đăng tâm thảo còn có tên gọi khác là đăng tâm, hổ tu thảo, cỏ bấc đèn, tịch thảo,... là dược liệu có vị ngọt, tính hàn… thường được sử dụng điều trị viêm họng, ho, mất ngủ, tiểu tiện khó khăn… Chi tiết tham khảo về công dụng đăng tâm thảo được chia sẻ bên dưới. Đăng tâm thảo là cây gì? Tên khác: đăng tâm, hổ tu thảo, cỏ bấc đèn, tịch thảo, bích ngọc thảo, cổ ất tâm, xích tu, thần đăng nhị, đăng thị… Tên khoa học: Juncus ehusus L. var. decipiens Buch Họ: Bấc Juncaceae Đăng tâm thảo là cây mọc hoang, tập trung nhiều ở những vùng có khí hậu ẩm ướt như Hà Nam, Nam Định. Phần ruột của cây đăng tâm thảo phơi khô được dùng làm dược liệu. Thành phần chủ yếu là carbohydrat Cây thường được thu hoạch vào mùa thu. Sau khi cắt toàn cây...
Na rừng có tên gọi khác là nắm cơm, ngũ vị nam, dây xưn xe,… là vị thuốc thường được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý cho phụ nữ sau khi sinh đẻ. Ngoài ra, na rừng còn được sử dụng để giảm đau, chống viêm và hỗ trợ an thần,... chi tiết tham khảo công dụng cây na rừng được chia sẻ bên dưới. Na rừng là cây gì? Tên gọi khác: Nắm cơm, Ngũ vị nam, Dây xưn xe,… Tên khoa học: Kadsura coccinea (Lem) A. C. Smi (K.chinensis Hance) Họ: Ngũ vị – Schisandraceae Na rừng mọc ở các khu rừng kín có độ cao từ 200 – 1000 m. Cây thường được tìm thấy ở vùng núi Tây Bắc, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai (SaPa), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Ba Vì (Hà Nội), Hòa Bình, Quảng Nam, Lâm Đồng (Di Linh, Bảo Lộc, Braian) KonTum. Rễ và quả là bộ phận dùng làm thuốc của Na rừng. Rễ Na rừng...
Kim ngân hay còn được gọi là kim ngân hoa, nhẫn đông, song bào hoa, nhị hoa, kim đằng,... Kim ngân là thảo dược quý được với nhiều tác dụng chữa bệnh như kháng viêm, chống khuẩn, trị tiêu chảy, lở ngứa, sốt xuất huyết. Đa số các bộ phận của cây đều được dùng làm thuốc chữa bệnh, trong đó hoa kim ngân được sử dụng chủ yếu. Kim ngân là cây gì? Tên khác: Kim ngân hoa, nhẫn đông, song bào hoa, nhị hoa, kim đằng Tên khoa học: Lonicera japonica Thunb Họ: Kim ngân ( Caprifoliaceae ) Cây kim ngân có ở nhiều quốc gia như Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên, các nước đông Bắc Mỹ hay Nhật Bản. Ở nước ta, cây mọc hoang hoặc được trồng nhiều ở các tỉnh miền Bắc như Hà Nội, Lạng Sơn, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Cao Bằng, Sơn La… Kim ngân có thể sống được ở cả...
Cây củ chóc còn được gọi là bán hạ nam, bán hạ lá ba thùy, cây chóc chuột,... Củ chóc có vị cay, tính ôn và có độc. Cây củ chóc có công dụng hòa Vị, giáng nghịch, chống nôn và trừ phong đờm. Dân gian thường dùng củ chóc để chữa hen suyễn, đau dạ dày, buồn nôn, trúng phong và ho khan, ho gió, ho lâu ngày không khỏi,…chi tiết bên dưới. Củ chóc là cây gì? Tên gọi khác: Bán hạ nam, Bán hạ lá ba thùy, Cây chóc chuột Tên khoa học: Typhonium trilobatum Schott Họ: Ráy (danh pháp khoa học: Araceae) Củ chóc phân bố nhiều ở các địa phương của nước ta. Ngoài ra, loài thực vật này còn mọc ở một số nước có khí hậu nhiệt đới như Ấn Độ, Thái Lan, Lào và Trung Quốc. Dược liệu được thu hái vào tháng 7 – 12 hằng năm. Sau khi hái về, đem rửa sạch tạp chất và đất...
Cây đơn buốt còn được gọi là đơn kim, xuyến chi, quỷ châm thảo, manh tràng thảo, cúc áo, song nha lông… Cây đơn buốt có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ viêm thường dùng chữa mẩn ngứa, viêm gan, viêm họng, bệnh đường ruột, thấp khớp… chi tiết tham khảo bên dưới. Đơn buốt là cây gì? Tên gọi khác: Đơn kim, Xuyến chi, Quỷ châm thảo, Manh tràng thảo, Cúc áo, Song nha lông… Tên khoa học: Bidens pilosa L Họ Cúc (Asteraceae) Cây đơn buốt được cho là có nguồn gốc ở Ấn Độ, ngoài ra còn phổ biến ở các nước Châu Phi và Châu Âu. Ở nước ta có thể tìm thấy dược liệu ở bất cứ đâu. Từ các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc, đến Tây Nguyên rồi cả các tỉnh Đông Nam Bộ. Toàn cây trừ phần rễ sẽ được sử dụng để làm vị thuốc. Để thu hái cây...
Cây đậu mèo còn được gọi là mắt mèo, đao đậu tử, đậu rựa, đậu ngứa, móc mèo, đậu mèo lông bạc,... đậu mèo có vị ngọt, tính ôn, tác dụng chỉ tả và giáng khí thường được sử dụng để chữa đau bụng, lỵ mãn tính, rắn cắn và nhiễm giun sán. Ngoài ra, các nhà khoa học đã tiến hành phân tích và nhận thấy hạt đậu mèo chứa hoạt chất L-dopa, có tác dụng kích thích hoạt động tình dục và tăng sản sinh dopamin ở não bộ. Đậu mèo là cây gì? Tên gọi khác: Mắt mèo, Đao đậu tử, Đậu rựa, Đậu ngứa, Móc mèo, Đậu mèo lông bạc, Đậu mèo leo. Tên khoa học: Mucuna cochinchinensis Tên dược: Semen Mucunae Cochinchinensis Họ: Đậu (danh pháp khoa học: Fabaceae) Đậu mèo có nguồn gốc từ Ấn Độ nhưng hiện nay được trồng và mọc hoang nhiều ở nước có khí hậu...
Cây thồm lồm còn được gọi là cây đuôi tôm, lá lồm, hỏa mẫu thảo, mía bẹm,... thường mọc hoang dại rất nhiều nơi ở nước ta. Cây thồm lồm có tác dụng trong điều trị bệnh, nhất là khắc phục các bệnh về da. Điển hình như các bệnh viêm da do nhiễm liên cầu khuẩn như chốc đầu, chốc mép, eczama nhiễm khuẩn,... chi tiết tham khảo bên dưới. Thồm lồm là cây gì? Tên gọi khác: Lá luồm, Đuôi tôm, Hỏa mẫu thảo, Mía bẹm, Xích địa lợi, Mía mung… Tên khoa học: Polygonum chinense I. Họ: Rau răm (Polygonaceae). Loại cây này được tìm thấy ở rất nhiều nơi như Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Mianma, Lào, Indonexia. Riêng ở nước ta, cây mọc hoang dại ở các rào bụi, bờ đường, ruộng khô và rừng thưa ở rất nhiều hơi. Toàn cây thồm lồm được sử dụng để làm vị...
Cây khổ sâm có 2 loại đó là khổ sâm cho lá và khổ sâm cho rễ. Khổ sâm cho lá có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, giúp giảm đau, chống dị ứng,... Khổ sâm cho rễ có tác dụng chữa trị sốt cao, viêm tai giữa cấp và mãn tính, nhiễm trùng roi âm đạo, nhiệt lỵ, tiêu chảy, sán lãi, lở ngứa… Người bệnh cần phải phân biệt rõ để ứng dụng vào từng bài thuốc cho phù hợp. Bởi nếu sử dụng không đúng cách có thể sẽ phát sinh một số vấn đề không mong muốn. Khổ sâm là cây gì? Khổ sâm cho lá: Tên gọi khác là khổ sâm bắc bộ, cây cù đèn. Tên khoa học là Croton tonkinensis Gagnep, thuộc họ thầu dầu (Euphorbiaceae). Khổ sâm cho rễ: Tên gọi khác là dã hòe, khổ cốt. Tên khoa học là Sophora flavescens Ait, thuộc họ đậu (TFabaceae). Cây khổ sâm cho lá (bên trái) và Cây khổ sâm...
Bàn long sâm hay còn gọi là mễ dương sâm, sâm cuốn chiếu. lan cuốn chiếu,... theo Đông y bàn long sâm có tính bình, vị ngọt thường được sử dụng để điều trị ho, thổ huyết, cải thiện tình trạng cơ thể gầy yếu, suy nhược mệt mỏi. Chi tiết tham khảo công dụng của bàn long sâm được chia sẻ bên dưới. Bàn long sâm là cây gì? Tên gọi khác: Sâm cuốn chiếu, Lan cuốn chiếu, Mễ dương sâm, Thao thảo Tên khoa học: Spiranthes sinensis (Pers) Ames, (Spiranthes australis Lindl) Họ: Lan – Orchidaceae Bàn long sâm được tìm thấy ở Trung Quốc, Úc và Việt Nam. Tại nước ta, cây mọc hoang ở vùng đồng cỏ ở miền núi. Cả cây Bàn long sâm được ứng dụng để làm dược liệu. Thu hái Sâm cuốn chiếu vào mùa thu. Khi hái đào cả rễ mang về rửa sạch, cắt bỏ phần lá, để nguyên phần...
Cây cỏ đuôi chuột còn gọi là điềm thông, bôn bôn, đũa bếp, cỏ đuôi lươn, mạch lạc,... Theo Đông y, cỏ đuôi chuột có vị đắng, tính lạnh, tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt và giải độc nên thường được để chữa chứng mụn nhọt sưng đau, thấp khớp, viêm đường tiết niệu, sốt, cảm lạnh, ho và chứng tiêu chảy kéo dài. Chi tiết tham khảo về công dụng cây đuôi chuột được chia sẻ bên dưới. Đuôi chuột là cây gì? Tên gọi khác: Điềm thông, Bôn bôn, Đũa bếp, Cỏ đuôi lươn, Mạch lạc, Hải tiên và Giả mã tiên. Tên khoa học: Stachytarpheta jamaicensis Tên dược: Herba Stachytarphetae Họ: Cỏ roi ngựa (danh pháp khoa học: Verbenaceae) Cỏ đuôi chuột có nguồn gốc ở châu Mỹ. Cây được di thực vào nước ta và mọc hoang nhiều ở ven đường, bãi hoang, ruộng...
Top Link: Báo Mỹ Phẩm | Mỹ Phẩm | Báo Sankei | Báo Asahi | Báo Mực Tím | Mã giảm giá | Làm thế nào