Thanh yên hay còn gọi là chanh yên là một trong những vị thuốc nam được sử dụng rộng rãi trong Y học cổ truyền nhờ tác dụng nhuận tràng, hóa đàm, lợi cách và lý khí chỉ thống,… Bên cạnh đó, dược liệu này còn giúp hỗ trợ cải thiện chứng táo bón, chữa bệnh sỏi niệu đạo và trị giun sán qua những bài thuốc được chia sẻ bên dưới. Thanh yên là cây gì? + Tên khác: Chanh yên + Tên khoa học: Citrus limonimedica, Citrus medica L. ssp. bajoura + Họ: Cam (Rutaceae) Thanh yên là loài cây bản địa của Mianma, Ấn Độ và các khu vực thuộc Địa Trung Hải. Ở Việt Nam, loại cây này được trồng nhiều ở Hà Tĩnh, Lạng Sơn và trải dọc đến Đà Lạt – Lâm Đồng. Bộ phận dùng làm thuốc: Lá, vỏ quả, quả và rễ. Quả được thu hoạch khi vỏ quả chuyển sang màu vàng, lá và rễ...
Cây cúc mốc còn được gọi là ngọc phù dung, nguyệt bạch và ngải phù dung. Cúc mốc có màu xám trắng đặc trưng nên thường được trồng để làm cảnh. Ngoài ra, cúc mốc còn có nhiều công dụng hữu ích và được dân gian sử dụng để chữa chứng ho kéo dài, ho ra màu, đầy hơi, chướng bụng và điều hòa kinh nguyệt,... chi tiết tham khảo bên dưới. Cúc mốc là cây gì? Tên gọi khác: Ngọc phù dung, Nguyệt bạch và Ngải phù dung. Tên khoa học: Crossostephium chinense Tên dược: Folium Crossostephii Họ: Cúc (danh pháp khoa học: Asteraceae) Cây có nguồn gốc từ Đài Loan. Hiện nay loài thực vật này đã được di thực vào nước ta để làm cảnh. Ngoài ra cúc mốc còn được trồng nhiều ở Malaysia, Philipin, Trung Quốc, Campuchia, Lào,… Lá của cây cúc mốc được thu hái để làm thuốc. Thu...
Keo dậu còn được gọi là bồ kết dại, keo giậu, bình linh, táo nhơn, keo giun,... Hạt keo dậu thường được sử dụng để trị chứng nhiễm giun đũa, hỗ trợ điều trị tiểu đường và yếu sinh lý. Tuy nhiên cây có chứa độc tố mimosine, có thể gây rụng tóc, bơ phờ, chán ăn và bướu cổ nếu dùng liều cao hoặc sử dụng dài ngày,... chi tiết tham khảo bên dưới. Keo dậu là cây gì? Tên gọi khác: Bồ kết dại, Keo giậu, Bình linh, Táo nhơn, Keo giun và Bò chét. Tên khoa học: Leucaena leucocephala Họ: Trinh nữ (danh pháp khoa học: Mimosaceae) Cây keo dậu có nguồn gốc từ các nước Trung Mỹ và Nam Mỹ. Hiện nay, cây đã được di thực vào nước ta và mọc hoang nhiều tại một số tỉnh như Khánh Hòa, Bình Thuận, Phú Yên Bình Định,,… Hạt keo dậu được sử dụng để làm dược...
Hương nhu tía còn được gọi là é tía, é rừng, é đỏ,,... đây là một thảo dược thiên nhiên có mùi thơm nhẹ đặc trưng, thường được sử dụng trong các bài thuốc chữa cảm lạnh, ho, tiêu chảy ở trẻ nhỏ. Để tìm hiểu rõ hơn về hương nhu tía, bạn đọc có thể tham khảo nguồn thông tin dưới đây. Hương nhu tía là cây gì? Tên gọi khác: É tía, é rừng, é đỏ,… Tên khoa học: Ocimum sanctum L. Họ: Hoa môi (Lamiaceae). Cây hương nhu tía thường mọc hoang ở khắp nơi hoặc được trồng trong vườn để làm thảo dược điều trị bệnh. Hầu như các bộ phận của hương nhu tía đều được sử dụng làm dược liệu, trong đó bao gồm cả thân, cành, hoa và lá. Thông thường, hương nhu tía được thu hoạch khi cây đang ra hoa, từ tháng 5 – tháng 10 hằng năm. Sau khi thu hái,...
Cây giao còn được gọi là san hô xanh, cây xương khô, cây xương cá,… Cây giao có khả năng loại bỏ mụn thịt, mụn cóc, hỗ trợ làm giảm cơn đau xương khớp và viêm xoang. Tuy nhiên nhựa cây giao có độc nên cần tránh dùng liều cao, ngay cả khi dùng ngoài da. Chi tiết tham khảo về công dụng cây giao được chia sẻ bên dưới. Cây giao là cây gì? Tên khác: A giao, San hô xanh, Cây xương khô, Cây xương cá, Lục ngọc thụ, Cành giao, Quang côn thụ, Thanh san hô, Cây kim dao,… Tên khoa học: Euphorbia tirucalli Họ: Thầu dầu (danh pháp khoa học: Euphorbiaceae) Cây giao có nguồn gốc từ Châu Phi. Hiện tại, cây xương khô đã được di thực vào nước ta để làm cảnh và làm dược liệu. Toàn cây giao được sử dụng làm thuốc. Cây giao có chứa các thành phần như: euphorbon, isoeuphorol, cycloeucalenol, Y...
Hoàng liên gai hay cây nghêu hoa, hoàng mù, hoàng mộc,... theo Đông y hoàng liên gai có vị đắng, tính hàn thường được dùng để chữa đau răng, ăn uống không tiêu, kiết lỵ, đau mắt và một số bệnh lý khác. Chi tiết tham khảo công dụng của hoàng liên gai được chia sẻ qua bài viết bên dưới. Hoàng liên gai là cây gì? Tên gọi khác: Hoàng mộc, Hoàng mù, Nghêu hoa Tên khoa học: Berberis Wallichiana DC Họ: Hoàng liên gai – Berberidaceae Hoàng liên gai thường phân bố nhiều ở Trung Quốc. Tại Việt Nam, dược liệu được tìm thấy ở Sapa – Lào Cai tại các khu vực như Ô Quý Hồ, núi Hàm Rồng, xã Trung Lèng Hồ, Bát Xát. Thân và rễ cây Hoàng mộc được ứng dụng để làm dược liệu. Trong rễ và thân Hoàng liên gai có chứa 3% Berberin. Rễ dược liệu có chứa Berberin, Umbellantin,...
Cây gai cua được gọi là cây mùi cua, cây cà dại hoa vàng, cây gai ma, cây lão thử lặc, cây cà gai,.. Theo Đông y toàn thân cây chứa các chất có tác dụng sát khuẩn, nhuận tràng, chống nấm. Chi tiết tham khảo về công dụng cây gai cua được chia sẻ bên dưới. Gai cua là cây gì? Tên gọi khác: Cây mùi cua, cây cà dại hoa vàng, cây gai ma, cây lão thử lặc, cây cà gai. Tên gọi khoa học: Argemone mexicana L Họ: Á phiện – Papaveraceae Cây gai cua phân bố tập trung ở các nước châu Mỹ có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ngoài ra, các nước khác như Mexico hay Việt Nam cũng tìm thấy loại cây này. Ở nước ta, cây gai cua thường mọc thành đám ở các khu đất trống, dọc hai bên đường đi, sườn đồi hay ven các chân đê. Loại cây này nhân giống bằng hạt và có khả năng phát...
Cây thuốc mọi hay còn được gọi là cây cơm cháy, tiếp cốt thảo, tẩu mã phong,... thuộc họ Cơm cháy. Cây thuốc mọi thường được sử dụng để chữa bệnh viêm gan, phong thấp, táo bón và một số bệnh ngoài da như chàm, nổi mề đay mẩn ngứa,… Tuy nhiên toàn cây có chứa độc tính vì vậy phải thật cẩn thận khi sử dụng. Chi tiết tham khảo về công dụng cây thuốc mọi được chia sẻ bên dưới. Cây thuốc mọi là cây gì? Tên gọi khác: Cơm cháy, Tiếp cốt thảo, Tẩu mã phong, Anh hùng thảo. Tên khoa học: Sambucus javanica Tên dược: Herbal Sambucus Javanica Họ: Cơm cháy (danh pháp khoa học: Sambucaceae) Cây thuốc mọi mọc hoang tại bờ suối, ven rừng ở các tỉnh miền Bắc như Cao Bằng, Lai Châu, Lào Cai, Lạng Sơn,… Các tỉnh phía Nam cũng có loài thực vật này nhưng số lượng ít...
Cây dong riềng đỏ còn được gọi là khương vu, khoai riềng, chuối củ, khoai đao,... có tác dụng dược lý đa dạng như tăng tưới máu cơ tim, hạ huyết áp và làm sạch lòng mạch,… Do đó, dong riềng đỏ thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị và phòng chống các bệnh lý về tim mạch. Chi tiết tham khảo công dụng cây dong riềng đỏ được chia sẻ bên dưới. Dong riềng đỏ là cây gì? Tên gọi khác: Khương vu, khoai riềng, chuối củ, khoai đao. Tên khoa học: Canna edulis red Họ: Chuối hoa (danh pháp khoa học: Cannaceae) Dong riềng đỏ có nguồn gốc từ châu Mỹ. Ở nước ta, cây phân bố nhiều các tỉnh thành trong cả nước, trong đó tập trung nhiều nhất ở các tỉnh phía Bắc như Hòa Bình, Phú Thọ, Bắc Cạn và Sơn La. Rễ, thân và hoa cây dong riềng đỏ được sử dụng làm...
Đậu đỏ còn có tên gọi khác là xích tiểu đậu hay mễ xích thường được sử dụng làm dược liệu trong nhiều bài thuốc Đông y. Đậu đỏ mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe mà còn giúp hỗ trợ điều trị các bệnh phù thũng, tả lỵ, mụn nhọt lở ngứa, sưng phù tay chân… Chi tiết tham khảo công dụng của đậu đỏ được chia sẻ bên dưới. Đậu đỏ là cây gì? Tên gọi khác: Xích tiểu đậu, Mễ xích, Mao sài xích… Tên khoa học: Vigna angularis (Willd.) Ohwi et Ohashi. Họ: Đậu (Fabaceae). Dược liệu được tìm thấy ở rất nhiều nơi, nhất là ở miền Bắc Trung Quốc như các tỉnh Sơn Đông, Liêu Ninh hay Hà Bắc. Ở nước ta, đậu đỏ được trồng rất phổ biến ở hầu khắp các tỉnh thành, nhất là ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ. Hạt của cây đậu đỏ là bộ...