Cây Kim vàng hay còn gọi là cây trâm vàng, Gai kim vàng,... Theo y học cổ truyền dược liệu cây Kim vàng có vị cay, tính ấm. Vị thuốc thường được sử dụng trong Đông y để chữa ho, cảm mạo, hen suyễn, nhức mỏi tê tay và trị rắn cắn sưng đau. Chi tiết tham khảo về công dụng của cây kim vàng dược liệu được chia sẻ bên dưới. Kim vàng là cây gì? Tên gọi khác: Trâm vàng, Gai kim vàng, Gai kim bóng, Sơn đông Tên khoa học: Barlerialupulina Lindl Họ: Ô rô – Acanthaceae Kim vàng có nguồn gốc từ đảo Mauritius. Ngoài ra, cây cũng được tìm thấy ở Ấn Độ và Malaysia. Tại Việt Nam, Kim vàng thường mọc hoang ở các tỉnh phía Nam và được trồng để làm cây cảnh hoặc hàng rào vì cây có nhiều gai nhọn. Ở các tỉnh miền Bắc ít khi tìm thấy cây Kim vàng. Lá cây kim vàng chứa...
Cây dạ cẩm còn được gọi là cây đất lượt, chạ khẩu cắm, loét mồm, đứt lướt, cây loét miệng,... Dạ cẩm dược liệu có tính bình và vị hơi đắng, thường được sử dụng với mục đích làm giảm đau và cải thiện vết loét. Bên cạnh đó, dược liệu còn được dùng để chữa đau dạ dày và giải độc. Chi tiết tham khảo về công dụng cây dạ cẩm được chia sẻ bên dưới. Dạ cẩm là cây gì? + Tên khác: Đất lượt, chạ khẩu cắm, loét mồm, đứt lướt, cây loét miệng, dây ngón cúi, ngón lợn,… + Tên khoa học: Hedyotis capitellata Wall. ex G.Don + Họ: Cà phê Rubiaceae Cây dạ cẩm thường mọc hoang ở một số tỉnh miền núi nước ta như Hà Tây, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Hà Giang hoặc Thái Nguyên,… Dạ cẩm có nhiều loại khác nhau, trong đó có hai loại chính là dạ...
Cây tỳ bà còn được gọi là cây nhót tây, nhót Nhật Bản, Ba diệp… theo Đông y cây tỳ bà có tác dụng thanh phế hòa vị, giáng khí hóa đờm. Chính vì thế mà cây tỳ bà được sử dụng rất phổ biến trong các bài thuốc chữa viêm phế quản, hen suyễn, ho, cảm lạnh… Chi tiết tham khảo về công dụng cây tỳ bà được chia sẻ bên dưới. Cây tỳ bà là cây gì? Tên gọi khác: Nhót tây, nhót Nhật Bản, Ba diệp… Tên khoa học: Eriobotrya japonica Tên y khoa: Folium Eriobotryae Họ: Hoa hồng (Rosaceae) Cây tỳ bà có nguồn gốc từ Trung Quốc và Nhật Bản. Hiện nay, ở nước ta, loại dược liệu này cũng đã được trồng ở một số địa phương như Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Nội… Lá của cây tỳ bà được sử dụng để làm vị thuốc. Khi chọn cần chú ý lựa lá dày, không non cũng không...
Râu ngô hay còn gọi là râu bắp là bộ phận quen thuộc của quả ngô (bắp) theo y học cổ truyền có thể thanh nhiệt, bình can và điều trị nhiều bệnh lý. Râu ngô sau khi thu hái, mang đi phơi thật khô. Nhặt bỏ các sợi râu màu đen, chỉ lấy những sợi màu nâu vàng óng và mượt. Chi tiết tham khảo về công dụng của râu ngô được chia sẻ bên dưới. Râu ngô là gì? Tên gọi khác: Bắp, Ngô, Bẹ, Lúa ngô, Ngọc mễ, Má khẩu lí (Thái), Hờ bo (Ba Na) Tên khoa học: Zea mays L. Họ: Thuộc họ Lúa – Poaceae Ngô có nguồn gốc ở châu Mỹ, được trồng ở đồng bằng và cả miền núi để lấy hạt làm lương thực. Hiện tại, Ngô được trồng ở nhiều nơi để làm lương thực và thuốc. Râu ngô hay còn gọi là vòi nhụy là bộ phận được ứng dụng làm thuốc. Ngoài ra, hạt ngô cũng có...
Cây bằng lăng còn gọi là cây Săng lẻ, bằng lang,... Vỏ và lá cây bằng lăng là vị thuốc có vị chát đắng, có tính chất làm săn da thường được sử dụng để chữa các bệnh nấm ngoài da, lỵ trực khuẩn và hỗ trợ điều trị tiểu đường,... Chi tiết tham khảo về công dụng cây bằng lăng được chia sẻ bên dưới. Bằng lăng là cây gì? Tên gọi khác: Săng lẻ, Bằng lang, Kwer (dân tộc Ma, Tây Nguyên) Tên khoa học: Lagerstroemia Calyculata Kurz Họ: Tử vi – Lythraceae Bằng lăng mọc hoang ở Lào, Campuchia, Miến Điện, Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam. Tại Việt Nam, cây mọc hoang ở khắp nơi. Tuy nhiên, thường thấy ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Kontum, Đắk Lắk. Ở miền Nam, chủ yếu thấy loại cây thân hồng sắc, hoa tím. Vỏ cây, lá và thân...
Mẫu đơn bì là vị thuốc bào chế từ rễ cây mẫu đơn còn được gọi với tên khác là Đan bì, Đơn bì, Đơn căn, Bạch lượng kim, Mẫu đơn căn,... Mẫu đơn bì có tính hàn, vị đắng, cay, không độc thường được sử dụng để điều trị kinh nguyệt không đều, phong hàn và một số bệnh lý ở phụ nữ sau khi sinh đẻ. Chi tiết tham khảo công dụng của mẫu đơn bì được chia sẻ bên dưới. Mẫu đơn bì là gì? Tên gọi khác: Đan bì, Đơn bì, Đơn căn, Bạch lượng kim, Thử cô, Lộc cửu, Mộc thược dược, Mẫu đơn căn bì, Hoa tướng, Huyết quỷ Tên khoa học: Cortex Moutan hoặc Cortex Paeoniae Suffuticosae Họ: Mao lương – Ranunculaceae Cây Mẫu đơn có nguồn gốc từ Trung Quốc sau đó di thực vào Việt Nam và một số nước khác. Mẫu đơn là cây ưa sáng, không sống được trong bóng...
Cốt khí củ còn có tên gọi khác là Củ cốt khí, Nam hoàng cầm, Điền thất, Hổ trượng,.... là vị thuốc hoạt huyết, phá ứ, thanh thấp nhiệt và trừ phong thấp. Cốt khí củ được sử dụng trong bài thuốc chữa bệnh viêm gan do virus, đau nhức xương khớp do phong thấp, ung nhọt, vết rắn cắn và đau bụng dưới do bế kinh. Chi tiết tham khảo công dụng cốt khí củ được chia sẻ bên dưới. Cốt khí củ là cây gì? Tên gọi khác: Củ cốt khí, Nam hoàng cầm, Điền thất, Hổ trượng, Hồng lìu, Hồ tượng căn, Ban trượng căn, Tử kim long, Hoạt huyết đan. Tên khoa học: Polygonum reynoutria/ Polygonum cuspidatum/ Reynoutria japonica. Tên dược: Radix polygoni cuspidati Họ: Rau răm (danh pháp khoa học: Polygonaceae) Cây cốt khí củ mọc hoang ở nhiều nơi như ven đường, ruộng đồng và đồi núi. Ở...
Ngũ bội tử là chỗ sùi ở lá, cành và thân của cây muối hoặc cây diêm phu mộc do loài sâu ngũ bội ký sinh gây ra. Ngũ bội tử có tác dụng cầm tiêu chảy, thu liễm, chỉ huyết và cố tinh thường được người dân sử dụng để chữa chứng lòi dom, xuất huyết tiêu hóa, tiêu chảy, di hoạt tinh,… Chi tiết tham khảo công dụng của ngũ bội tử được chia sẻ bên dưới. Ngũ bội tử là gì? Tên gọi khác: Bầu bí, Bơ pật, Bách trùng thương, Văn cáp. Tên khoa học: Schlechtendalia sinensis Bell Tên dược: Galla sinensis Họ: Đào lộn hột (danh pháp khoa học: Anacardiaceae) Ngũ bội tử là túi nhỏ do sâu ngũ bội gây ra ở cành lá của cây diêm phu mộc hoặc cây muối, thuộc họ Đào lộn hột. Ngũ bội tử có nhiều ở tỉnh Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng và một số tỉnh ở vùng Tây Bắc. Ngoài...
Bồ hoàng là nhị đực phơi khô của cây cỏ nến, tên khoa học là Typha angustata. Vị thuốc bồ hoàng có công dụng hoạt huyết, tiêu sưng, lợi tiểu và chỉ thống, được dùng để điều trị các chứng bệnh thuộc huyết như băng huyết, nôn ói và ho ra máu, bầm tím do ứ huyết, đau bụng kinh, bế kinh,… chi tiết tham khảo công dụng của bồ hoàng được chia sẻ bên dưới. Bồ hoàng là gì? Tên gọi khác: Hương bồ, Bồ đào, Cỏ nến, Bông liễu, Hương bồ thảo. Tên dược: Pollen Typhae Tên khoa học: Typha angustata Họ: Hương bồ (danh pháp khoa học: Typhaceae) Nhị đực của hoa (phấn hoa) của cây cỏ nến được sử dụng để làm thuốc gọi là bồ hoàng. Dược liệu chứa glucoside, dầu béo, sitoserin, alpha typhasterol, pentacosane, palmatic acid,… Thu hái nhị hoa vào tháng 4, nên chọn ngày ít...
Thài lài tía hay còn gọi là thài lài tím đây là loại cây rất quen thuộc thường được trồng làm cảnh. Ngoài ra, loại cây thài lài tía còn được sử dụng để làm thuốc có tác dụng khắc phục một số vấn đề sức khỏe như kiết lỵ, táo bón, mụn nhọt, huyết áp cao,… chi tiết tham khảo bên dưới. Thài lài tía là cây gì? Tên khác: Thài lài tím Tên khoa học: Tradescantia pallida Họ: Thài lài (Commelinaceae) Cây thài lài tía có nguồn gốc từ châu Mỹ và được du nhập vào nước ta từ khá lâu đời. Ở Việt Nam, cây mọc rất nhiều nơi, nhiều gia đình còn trồng để làm cảnh và tận dụng làm vị thuốc. Dược liệu này có thể được thu hái quanh năm và dùng được cả dưới dạng tươi và dạng phơi khô. Để bảo quản được lâu thì cần trải qua sơ chế. Sau khi thu hái...